#Lịchtrình:

Sự kiện diễn ra từ 16h00—19h00, ngày 25/06/2022.

#Địađiểm:

Chợ tạm Ô Cách, ngõ 59 Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội

#Về các nghệ sĩ tham gia: 

Linh Hà là một nhạc sĩ tự học vốn vô cùng tích cực hoạt động từ 2016. Các tác phẩm của cô nhắm đến việc trân trọng hiện tại, đến mối quan hệ giữa con người và những liên sợi giữa nhân sinh và thiên nhiên. Cô đã hợp tác với nhiều nghệ sĩ thực hành nghệ thuật từ vô vàn các liên ngành khác nhau, như diễn xuất, nhảy đương đại, thị giác và chuyển động. Với mỗi biểu diễn cô mời gọi khán giả bước vào trải nghiệm một hành trình thanh âm, đầy cảm xúc và để chiêm nghiệm những chủ đề bức thiết, kêu gọi sự hòa mình và những tự-nhìn-nhận về các thách thức xã hội và môi trường. Cô đã biểu diễn ở: Cryptic Presents 2020 (Glasgow), Blind Signal 2019 (Berlin), LUCfest 2018 (Taiwan), Jai Thep 2018, 2019, 2020 (Thailand) and Quest 2016, 2017, 2018 (Vietnam). Cô cũng là ca sĩ trong dự án điện tử live Tiny Giant, và từng biểu diễn tại Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Bỉ, Úc.
www.linhhafornow.com.
Thu Uyên tốt nghiệp khoa Critical Ethnic Studies của Kalamazoo College. Các sáng tác gần nhất của cô xuất hiện trên Singlit Station, Asian American Writers’ Workshop, Sinister Wisdom và được triển lãm dưới dạng văn bản/hình ảnh trong khuôn khổ dự án “tôi viết (tiếng Việt) | i write (in Vietnamese).” Cô đang giám tuyển thư mục Việt Nam cho tạp chí PANK, và cố gắng để (muốn) viết:
http://precioussummer.wordpress.com/
George Clark là một nghệ sĩ, người viết và giám tuyển. Các tác phẩm của anh khám phá lịch sử của hình ảnh và cách hình ảnh chịu ảnh hưởng bởi văn hoá, công nghệ và các điều kiện xã hội chính trị. Các dự án gần đây của anh nhắm tới việc xây dựng các mô hình hội họp, triển lãm, và sản xuất hình ảnh động. Các phim của anh từng được trưng bày tại nhiều bảo tàng và liên hoan phim quốc tế bao gồm LHP New York, LHP và Nghệ thuật Media Berwick, Hanoi Doclab, Taiwan Biennale, LHP AV (Newcastle), LHP Quốc tế Rotterdam, Bảo tàng Yunsun, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và Đương Đại / MMCA, Seoul, Museo de Arte Moderno de Buenos Aires, Diễn đàn phim LA, Museo de Artes Visuales / MAVI. Anh là đồng sáng lập West Java West Yorkshire Cooperative Movement cùng với Ismal Muntaha, Bunga Siagian và Will Rose, một nền tảng cộng tác với Jatiwangi Art Factory và Pavilion. Dự án gần nhất của họ, Mother Bank, là một sáng kiến tái phân bổ tài chính vi mô, hợp tác cùng với Trung tâm nghệ thuật Wysing, nhằm xây dựng sự tự chủ tài chính cho một tập thể phụ nữ ở vùng nông thôn Indonesia. Các dự án giám tuyển của anh cho các bảo tàng, phòng tranh, và liên hoan phim tập trung vào việc mở rộng các lịch sử của phim và thực hành video trên khắp thế giới. Anh là giảng viên tại Đại học Westminster và từng có kinh nghiệm giảng viên thỉnh giảng tại nhiều trường đại học bao gồm Royal College of Art, UC San Diego và Nordland School of Art and Film (NKFS).
Tạ Minh Đức là một đạo diễn và quay phim tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Anh là một thành viên tích cực của Hanoi Doclab và Nhà Sàn Collective. Các tác phẩm của Đức bao gồm video, phim tài liệu, nhiếp ảnh và sắp đặt, trong đó, anh thuật lại những chuyện kể hiện đại dựa trên huyền thoại, các phân mảnh lịch sử và văn học dân gian. Anh ghi lại những khoảnh khắc vừa chân thực vừa đẹp lạ lùng của đời thường, chia sẻ những suy tư về sự tha hoá cũng như hồ nghi về mối quan hệ giữa người với người. Các tác phẩm của anh từng nhận được nhiều giải thưởng, và được trưng bày ở nhiều nơi tại Nhật Bản, Hồng Kông, Hà Nội và Sài Gòn.
#Vềchươngtrình

Một sự nói không cụ thể hoá, không hướng vào đối tượng như thể nó ly tán khỏi chủ thể nói hay vắng mặt khỏi nơi nói. Một sự nói tự phản chiếu và có thể đến rất gần với một chủ thể mà, tuy nhiên, không cần khẳng định hay chiếm đoạt nó.*
— Trinh T. Minh-ha, “Speaking Nearby”, Visual Anthropology Review, Xuân 1992.

“Phản hồi với ý niệm của nghệ sĩ Trịnh T. Minh-Ha, ‘Nói Lân Cận’ mong muốn khảo sát và thử nghiệm các cách thức khác nhau để làm việc và chơi đùa với các kho lưu trữ cùng các nghệ sĩ. Bắt nguồn từ một ý tưởng mở rộng về ‘kho lưu trữ’, ‘Nói Lân Cận’ sẽ khám phá các phương tiện kết nối những ký ức từ cá nhân đến tập thể trong quá trình đề xuất các cách thức mới để chăm sóc lịch sử và kích hoạt các bộ sưu tập đa dạng. Các nghệ sĩ được gắn kết với nhau thông qua việc tiếp cận một số các tài liệu lưu trữ như là điểm xuất phát; các địa điểm thẩm vấn các thời gian và không gian khác nhau, các khu vực can thiệp và kích hoạt nghệ thuật đa dạng. “Lưu trữ” đối với chúng tôi không bị giới hạn ở các hạng mục hữu hình, có thể sưu tầm, tĩnh, mà đúng hơn, được hiểu là những vật chứa ký ức dễ vỡ, truyền miệng, bị phân mảnh, khó nắm bắt.”
Á Space thân mời bạn tới phiên workshop đầu tiên trong chuỗi chương trình ‘Speaking Nearby’ (tạm dịch: Nói Lân Cận), do George Clark, hiện sống và làm việc tại Luân Đôn, Anh, khởi xướng. Đây là một phần của dự án ‘Handle With Care’ nhằm khám phá những cách làm việc khác nhau với lưu trữ, đặc biệt là với hai kho lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam và Quỹ An Việt. Dự án đã được phát triển thông qua một mạng lưới bạn bè nhằm xây dựng những cầu nối giữa các bộ sưu tập và các cộng đồng khác nhau nhằm đề xuất các cách tiếp cận mới và có tính thử nghiệm hơn với những vùng tưởng tượng có tính lưu trữ và điện ảnh.
Do ảnh hưởng bởi COVID-19 và hạn chế di chuyển, George đã không thể trực tiếp tiếp cận kho lưu trữ tại Viện Phim Việt Nam, và vì vậy, đã mời một số người thực hành tại Việt Nam từ đa dạng lĩnh vực, gồm Linh Hà (nhạc sĩ), Thu Uyên (nhà thơ), Tạ Minh Đức (nhà làm phim), Red và Lâm Duy Phương (trình diễn), Vân Đỗ (giám tuyển), thay mặt anh khảo sát và thực hiện các “nghiên cứu” tại Viện Phim để sau đó chia sẻ các ấn tượng và câu chuyện với anh. Song song với đó, George Clark đã và đang làm việc với bộ sưu tập của Quỹ An Việt tại Luân Đôn trong ban chỉ đạo do tình nguyện viên điều hành, nhằm hỗ trợ các công tác bảo tồn và tái tạo kho lưu trữ của Quỹ An Việt, hay là bộ sưu tập lớn nhất của cộng đồng người Anh gốc Việt tại Anh Quốc hiện đang do Hackney Archives bảo quản.
Phiên workshop đầu tiên tại Á Space sẽ chia sẻ thành quả bước đầu của dự án, bao gồm: một workshop ‘l ặ n g’ của Linh Hà, một vài tiếng thơ đọc của Thu Uyên và một số phim đang trong quá trình hoàn thiện của George Clark và Tạ Minh Đức. Đây cũng là một cơ hội để chia sẻ một số ấn tượng với các tác phẩm bắt gặp trong kho lưu trữ cũng như các phương pháp làm việc với các kho lưu trữ mà dự án đã và đang thử nghiệm.
Phiên workshop này xoay quanh âm thanh, trình diễn, âm hưởng và phát thanh, đồng thời, nghịch quanh những quan niệm khác nhau và các vết tích lưu trữ để lại, nhằm khám phá tầng tầng lớp lớp lịch sử, các thể chế và phạm vi mở rộng của các những vật mang tính lưu trữ. Chương trình này sẽ được tiếp tục với một trình diễn mở rộng dự kiến diễn ra vào mùa thu.
LỊCH TRÌNH:
4.00–4.10pm: Chào mừng và giới thiệu
4.10–5.30pm: Workshop l ặ n g với Linh Hà*
5.30-5.45pm: NGHỈ GIẢI LAO
5.45–6.15pm: Thu Uyên đọc thơ và chia sẻ về quá trình nghiên cứu và các tác phẩm đang hoàn thiện
6.15–6.45pm: George Clark chia sẻ về bối cảnh dự án ‘Handle With Care’ và một số ví dụ về các tìm tòi trong kho lưu trữ
6.45–7.00pm: Thảo luận nhóm với Linh Hà, Uyên, và George
*”A speaking that does not objectify, does not point to an object as if it is distant from the speaking subject or absent from the speaking place. A speaking that reflects on itself and can come very close to a subject without, however, seizing or claiming it.”
**l ặ n g là một không gian an toàn nơi bạn được vẫy gọi trải nghiệm sự nghe sâu và khai hoang tính sáng tạo. Hành trình ấy, nhập tâm, nhập xác, nhập hồn có thể vừa mang nét cộng-hưởng vừa nét riêng tư. Với l ặ n g bạn có thể hoà mình vào muôn vàn dịch chuyển cơ thể, bài tập thở, vocal toning (nơi mọi người khởi hoạt giọng nói và dây thanh cổ) cùng những bài tập lắng nghe. Một phiên l ặ n g có thể kéo dài 1 tới 1.5 tiếng – nhấn nhá với trà và tiệc ngọt nơi mọi người thả lơi và đàm thoại những gì họ vừa được trải nghiệm.
Sự kiện được hỗ trợ bởi FAMLAB Fund, là một phần của dự án Di sản kết nối của Hội đồng Anh tại Việt Nam.