
TUYỂN TẬP PHIM NGẮN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
Giới thiệu các tác phẩm của Nguyễn Phạm Thành Đạt, Trần Thị Hà Trang, Phạm Quang Linh, Trần Hoàng Hà, Đào Thu Uyên
Một chùm năm phim ngắn của các bạn sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đang theo học tại Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội được sản xuất trong khoảng 4 năm gần đây (2019-2023).

Nguyễn Phạm Thành Đạt, Khu rừng của Páo (2022) | 17:00
Bộ phim là câu chuyện kể về Páo. Theo phong tục của người H’Mông, Páo miễn cưỡng lấy vợ năm 14 tuổi, đến nay 18 tuổi cậu gặp Di và lần đầu biết yêu, Di là một du khách đến du lịch nơi thị trấn của Páo. Trong một chuyến thồ mận ra thị trấn, Páo đắn đo rồi cùng tìm gặp Di, trong cả ngày hẹn hò cùng Di, Páo luôn thấy mình lạc giữa thị trấn và bản làng: tiếng nhạc Jazz Di bật thì Páo nghe thành tiếng khèn, đưa Di đi chơi thì nhìn thấy hình ảnh vợ con ở nhà. Dù thích Di nhưng Páo cũng không dám tiến tới. Kết thúc ngày hôm đó, Páo lên chiếc xe khách cùng Di đi về thành phố. Nhưng tất cả chỉ là ký ức của Páo về Di, cô đã ra về từ lần trước họ gặp nhau, Páo đã không thể nói ra lòng mình và giữ Di lại. Sau cùng, Páo trở về bản với gia đình nhưng hình ảnh được ngồi trên chiếc xe đi tìm Di vẫn không ngừng xuất hiện trong đầu cậu.

Trần Thị Hà Trang, Một cõi đi về (2021) | 29:00
Giữa mùa nước lũ, cậu bé người thành thị theo cha về xóm miền núi hẻo lánh ở Quế Phong để tới dự đám tang của ông mình. Là người nhập cư, nhà trai phải mời các thầy cúng và bà con từ đồng bằng lên tổ chức tang lễ theo phong tục quê hương. Dù nhút nhát với mọi người nhưng cậu bé nhanh chóng cảm thấy gắn kết với các loài động vật ở đây và đặc biệt bị thu hút bởi sự xuất hiện kỳ lạ của những con mối trong nhà. Vì lí do thời tiết xấu nên người nhà cậu không thể tới tham dự đám tang, những người lớn trong gia đình bất đắc dĩ lựa chọn tổ chức tang lễ theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số. Không quen thủ tục chôn cất, chẳng mấy chốc gia đình cảm thấy kiệt quệ và mất mát. Lần theo những con mối, Fuzzy du hành qua những không gian khác nhau của giấc mơ và thực tại để đoàn tụ người sống và người chết ở ranh giới âm dương.

Phạm Quang Linh, Chạm (2020) | 30:00
Minh bị buộc phải chung phòng với Khánh, một chàng trai ngờ nghệch cùng với nỗi sợ yên tĩnh và cô độc. Minh luôn tìm cách tránh xa sự gần gũi của Khánh, lý trí luôn kìm hãm cảm xúc và ham muốn của cậu. Cho đến một ngày, Minh nhận ra mình cần sống cho bản thân, nhưng thật đáng buồn khi sự thật Khánh không thuộc về thế giới của cậu.

Trần Hoàng Hà, Thanh (2022) | 18:00
Bốn người phụ nữ xuất thân khác nhau đều sống cùng nhau trong một căn cứ quân sự bỏ hoang. Mỹ-Anh (21) khao khát được đi sâu dưới đáy hồ nơi mẹ cô đã chết để tìm mối liên hệ với bà. Tú-Anh (21), mẹ của hai con cá vàng, đang cùng chồng đang trốn nợ. Bà Thuỷ (45) có hai người con trai sinh đôi phá hoại gia đình, khiến bà ấy đau khổ và chán nản. Bà Hạnh (45 tuổi) mặc quần áo lòe loẹt và tin rằng đó là tốt nhất là không có con. Bốn người phụ nữ kết nối với câu chuyện của riêng họ liên quan đến tình mẫu tử.

Đào Thu Uyên, Không nơi chốn (2019) | 17:00
Trong một căn nhà đang dần xuống cấp, sự vắng bóng của người đàn ông duy nhất tạo ra một khoảng trống không gì bù đắp nổi giữa ba người phụ nữ còn lại trong gia đình – bà nội, mẹ và con gái.
Nguyễn Phạm Thành Đạt là một đạo diễn trẻ hiện học tập và làm việc tại Hà Nội. Anh đang theo học tại trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh, người sáng lập Mounter đồng thời hợp tác sản xuất với công ty cổ phần truyền thông và giải trí đa phương tiện 35DMT. Năm 2022, cùng dự án “Khu rừng của Páo”, Thành Đạt đã giành giải Nhất cuộc thi “Việt Nam của tôi” do Netflix phát động và giải Phim ngắn xuất sắc nhất tại LHP quốc tế Hà Nội lần thứ VI.
Trần Thị Hà Trang sinh năm 1993 trong một gia đình người Kinh cư trú ở vùng đồng bằng di cư bao quanh bởi vùng dân tộc thiểu số, giáp Lào ở Nghệ An. Năm 15 tuổi, Trang rời gia đình theo học tại một trường cấp 3 chuyên cách đó 180 km, đến năm 18 tuổi Trang lại ra Bắc sinh sống và tiếp tục học lên cao. Việc Trang di cư đến các khu vực đô thị lớn đã cho phép cô tiếp cận nhiều hơn với nghệ thuật và văn hóa, khiến cô từ bỏ tấm bằng kỹ sư viễn thông để theo đuổi ước mơ làm phim. Trang tốt nghiệp thủ khoa trường Đại học Sân khấu và Nghệ thuật biểu diễn Hà Nội vào tháng 9 năm 2020, chuyên ngành đạo diễn điện ảnh. Hiện tại, cô ấy đang theo học bằng thứ hai về Sản xuất phim tại cùng một trường đại học có liên kết với Institut Supérieur des Art, Bỉ. Xuất thân phiêu bạt, cuộc đời trôi dạt không ngừng, Trang đi sâu vào miền hoài niệm, miền ký ức, miền mộng mơ, nơi tồn tại những không gian đan xen giữa quê hương và đất khách, những suy tư về văn hóa, bản sắc giữa các dân tộc trên các vùng miền Việt Nam.
Phạm Quang Linh (sn. 1998) được đào tạo chính quy chuyên ngành Đạo diễn Điện ảnh – Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, niên khóa 2017 – 2021. Linh từng nhận giải thưởng quay phim xuất sắc nhất tại cuộc thi Tài năng Sinh Viên – ĐH Sân khấu Điện Ảnh Hà Nội – phim Vì yêu là nhớ 2 (2019), giải Nhất cho phim “Chạm” tại cuộc thi làm phim TOP Original Project 2020; giải Nhì phim ngắn xuất sắc cho phim ngắn “Chạm” tại Liên hoan phim ngắn Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (2020) và nhận bổng 100% kinh phí tham gia khóa học “Gặp gỡ mùa Thu” do Phan Đăng Di lựa chọn năm 2020.
Trần Hoàng Hà sinh năm 1998 tại Hà Nội. Hà tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội chuyên ngành Đạo diễn Điện ảnh năm 2022. Hà đồng sáng lập Akupara Collective cùng 8 đạo diễn trẻ khác. Họ đồng đạo diễn bộ phim “9”, hiện tại đang trong quá trình hậu kỳ. Phim ngắn “Thanh” là phần 2/8 của phim “9”.
Đào Thu Uyên tốt nghiệp chuyên ngành Đạo diễn sau bốn năm của khóa học trao đổi giữa trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và trường phim INSAS, Bỉ. Từ 2016 – nay, Uyên đã thực hiện một số phim truyện và tài liệu ngắn khắc họa lại cuộc sống đô thị ở Việt Nam và luôn quan tâm trình hiện hình ảnh người phụ nữ trong phim của mình. Năm 2017, phim ngắn Vùng đệm của cô được giải nhất LHP FY – Sài Gòn và được chiếu tại nhiều LHP khu vực Đông Nam Á. Năm 2022, Uyên hoàn thành phim ngắn Con dại cái mang thuộc top 5 phim ngắn CJ mùa 3.
Nguyễn Hồng Quân là một đạo diễn làm phim độc lập đến từ Hà Nội. Hiện anh đang là giảng viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Từ 2016 đến 2018, anh nhận được học bổng toàn phần của chương trình The DOC NOMADS Erasmus Mundus Joint Master Degree (EMJMD) – khoá đào tạo thạc sĩ “Đạo diễn phim tài liệu” liên thông tại ba trường đại học hàng đầu của ba nước châu u: Bồ Đào Nha, Hung và Bỉ.